Thực tế khi Sử dụng một số Giáo trình dạy tiếng Việt hiện nay
Hiện nay, Rất nhiều trung tâm dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Hà Nội đang sử dụng phổ biến hai bộ giáo trình sau:
- Bộ giáo trình (từ trình độ A đến C) của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển do GS. Đoàn Thiện Thuật chủ biên.
- Bộ giáo trình (từ cơ sở đến nâng cao) của Viện Phát triển ngôn ngữ do Nguyễn Việt Hương viết.
Điểm ưu việt của 2 Bộ giáo trình
So với các giáo trình khác, hai bộ giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài này có tính ưu việt:
- Đầy đủ từ cơ sở đến nâng cao nên có thể dành cho nhiều đối tượng: học ngắn hạn hay kể cả các học viên học lâu dài, hay học tiếng Việt để học Đại học và Cao học ở Việt Nam.
- Kiến thức ngữ pháp tin cậy, giải thích khá dễ hiểu. Các mẫu câu đưa ra phong phú, gồm cả các mẫu câu sử dụng trong phong cách văn bản lẫn giao tiếp hàng ngày (nói nôm na là văn viết và văn nói)
Tuy nhiên khi dạy mỗi giáo trình, các giáo viên cần xử lý theo cách riêng mà điều tôi muốn nhấn mạnh là không thể theo tiến trình như giáo trình viết.
Một số hạn chế của Giáo trình
Ví dụ về bộ giáo trình của Nguyễn Việt Hương có thứ tự các mục, phần như sau:
- Khởi động
- Nghe
- Hội thoại
- Ghi chú ngữ pháp
- Thực hành (luyện các bài tập của ngữ pháp vừa giải thích)
- Thực hành hội thoại (III)
- Viết
- Bài đọc
- Ghi chú ngữ pháp
- Luyện đọc hiểu
- Trao đổi thảo luận và thông tin
- Bài tập (luyện các bài tập của ngữ pháp IX)
- Dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt
- Game
- Viết luận
Nhìn vào tiến trình như trên, nhất là các giáo viên đã từng giảng dạy cuốn sách này sẽ thấy bố cục thật rối rắm, không hợp lý. Các bài luyện không đi kèm với ngữ pháp, hội thoại hay bài đọc. Nếu giáo viên dạy theo tiến trình như sách viết sẽ làm học viên như đi vào mê cung.
Điều bất hợp lý nữa khi dạy các kỹ năng, chúng ta không chỉ luyện đọc và viết vài từ ở “Khởi động” đã tiến hành dạy “Nghe”. Học nghe luôn luôn khó đối với mọi học viên vì thế phải được dạy sau.
Đề xuất hướng giảng dạy
Theo lý thuyết giáo học pháp, sử dụng phương pháp giao tiếp và thực tế giảng dạy, tôi xin được đề xuất cách dạy giáo trình này như sau:
- Khởi động (làm quen, trò chuyện) và từ vựng
- Hội thoại (từ mới, luyện đọc)
- Thực hành hội thoại
- Ghi chú ngữ pháp 1
- Luyện ngữ pháp 1
- Bài đọc (từ mới, luyện đọc, giải thích nội dung)
- Ghi chú ngữ pháp 2
- Luyện ngữ pháp 2
- Nghe
- Trao đổi thảo luận (luyện nói)
- Game
- Dịch và viết luận (bài tập về nhà)
Theo phương pháp dạy truyền thống, các giáo viên giải thích ngữ pháp trước, luyện ngữ pháp sau đó dạy hội thoại và bài đọc có những ngữ pháp đó. Tùy theo đối tượng người học, mục đích học của học viên mà giáo viên áp dụng. Với bộ giáo trình của Viện Việt Nam học cũng thế. Tôi xin được trở lại vào một bài viết khác cụ thể hơn. Chúc các bạn ngày mới tốt lành!
Tác giả: Giảng viên, Ths Phạm Thị Thu Giang
Recent Posts
Bài viết là phần tiếp nối của phần 4 trong Chuyên đề “Tìm hiểu Hiện tượng …
Bài viết là phần tiếp nối của phần 3 trong Chuyên đề “Tìm hiểu Hiện tượng …
Bài viết là phần tiếp nối của phần 2 trong Chuyên đề “Tìm hiểu Hiện tượng …
Recommended for You
Vietnamese Subtitle Ngày xửa ngày xưa, ở một vùng đất xa xôi có một Đức …
Vietnamese Subtitle: Đêm giáng sinh năm ấy, trời rất lạnh, đã mấy ngày liền tuyết …
Leave A Reply Cancel reply
You must be logged in to post a comment.
1 Comment
toi yeu hu chi min
toi sang virtnam tam nam roi
toi dur my
ten la ken
cam ahn neieu ken